Top 5 cách tăng tốc PC Windows

Sau một thời gian sử dụng, chiếc PC yêu quý của bạn có thể không hoạt động mượt mà được như khi mới cài win. Nguyên nhân thì rất nhiều, có thể kể ra như: cài đặt quá nhiều phần mềm, nhiều tác vụ chạy cùng lúc gây tình trạng nghẽn và PC không kịp xử lý, sự xuống cấp của phần cứng cụ thể là ổ đĩa, ram, main, pin,v.v…
Dựa vào tình trạng của PC mà chúng ta có thể có một số cách xử lý để tăng tốc độ cho PC. Trong bài viết này Mọt sẽ giúp các bạn tối ưu chiếc PC của mình. Thực hiện càng nhiều cách thì chiếc PC của bạn sẽ càng hoạt động với hiệu suất tốt hơn. Hãy làm cùng mình nhé !

 

Cách 1: Xóa các file tạm thời và dọn dẹp ổ đĩa

Khi sử dụng máy tính và cụ thể là các chương trình trên máy tính thì các chương trình này sẽ để lại một lượng lớn dữ liệu tạm thời (temporary file). Các dữ liệu này có thể không được chương trình sử dụng lại trong tương lai. Vì vậy việc lưu trữ những dữ liệu này sẽ là một gánh nặng và làm hệ thống máy tính của chúng ta trì trệ hơn. May mắn là Windows cũng đã lường trước và tích hợp thêm các công cụ để chúng ta có thể tự dọn dẹp máy tính mà không cần cài thêm bất cứ một phần mềm nào. Bản thân mình khi sử dụng máy tính cũng hạn chế tải thêm các phần mềm bên ngoài để xử lý dọn dẹp các dữ liệu máy tính vì các chương trình đó có thể chứa các lỗ hổng hoặc chứa virus, hay đơn giản là sẽ bắt bạn cài thêm những gói và chương trình kèm theo. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng công cụ “Disk cleanup” của Windows để thực hiện xóa các file tạm và dọn dẹp ổ đĩa

Bước 1: Các bạn vào This PC > Chọn chuột phải vào ổ C: và chọn Properties

Bước 2: Ở cửa sổ Properties các bạn kích chuột vào Disk Cleanup.

Tại bước này hệ thống sẽ thực hiện tính toán dung lượng các file tạm có thể xóa trên PC và việc của bạn là chờ đợi…

Bước 3: Cửa sổ Disk Clean up hiện ra và bạn có thể chọn lựa các file để xóa.

Ở đây có khá nhiều file nhưng Mọt thấy phần lớn dung lượng sẽ nằm ở mục Temporary Internet Files nên các bạn chú ý tích chọn cái này. Sau khi đã chọn các file cần xóa thì mình sẽ nhấn OK và để máy tính thực hiện các công việc còn lại.

 

Cách 2: Tối ưu cài đặt Windows, giảm Visual effects

Trên Windows có rất nhiều hiệu ứng Visual effect, ví dụ như việc cửa sổ hiện lên dần dần khi mở chương trình cũng là 1 dạng hiệu ứng. Khi để quá nhiều hiệu ứng thì sẽ làm tốn tài nguyên xử lý của CPU hoặc GPU. Việc này tốt cho phần hiển thị của máy tính đối với chúng ta vì khi đó trông hình ảnh sẽ được mượt mà hơn, đẹp mắt hơn. Tuy nhiên cũng có mặt không tốt đó là làm cho hiệu năng máy giảm do CPU phải cáng thêm phần việc đó và làm cho hiệu năng của máy tính giảm đi phần nào. Cái gì cũng có hai mặt phải không nào? Nếu muốn có được thêm hiệu năng thì chúng ta có thể giảm bớt các Visual effect này, bớt gánh nặng cho CPU. Dưới đây mình sẽ giới thiệu chi tiết cách làm:
Bước 1: Chọn chuột phải vào This PC và chọn Properties

Bước 2: Các bạn chọn Advanced system settings

Bước 3: Chọn tab Advanced. Trong tab này có chứa phần Performance, các bạn kích vào Settings để cài đặt.

Bước 4: Ở đây có 4 option cho chúng ta lựa chọn

  • Let Windows choose what’s best for my computer : Windows sẽ lựa chọn các effect cần thiết theo chuẩn của Windows
  • Adjust for best apperance: cơ bản là option này bật hết tất cả effect lên để chúng ta có trải nghiệm tốt nhất về phần nhìn và mình khuyên nếu bạn có đủ tài nguyên máy tính ( ram, cpu thừa dùng cho nhu cầu của bạn ) thì nên tăng trải nghiệm về phần nhìn.
  • Adjust for best performance: Option này tắt hết mọi effect để tăng tối đa hiệu năng. Option này rất tốt cho những người đang thiếu tài nguyên CPU vì theo mình đã thử thì nó có thể giúp giải phóng khoảng 3-5% CPU khi làm việc.
  • Custom: Bạn được tùy biến, được tích chọn các option mình cho là cần.

Sau khi chọn xong click vào OK

Cách 3: Tắt các chương trình khởi động cùng Windows

Khi cài đặt các chương trình, ứng dụng sẽ có tùy chọn khởi động cùng Windows. Nhiều khi chúng ta sẽ không để ý các option này và vô hình chung bật chương trình ngay khi khởi động máy. Điều này sẽ tiện lợi đối với một số chương trình cần thiết để chúng ta không cần phải thao tác và bật quá nhiều chương trình khi khởi động ví dụ như Unikey, rất tiện lợi. Tuy nhiên các chương trình này khi khởi động với số lượng lớn cùng 1 lúc cũng sẽ gây tình trạng quá tải cho PC khi khởi động khiến cho việc khởi động tốn thời gian hơn bình thường. Vì vậy chúng ta cần phải kiểm soát các chương trình sẽ được khởi động cùng với PC. Mọt sẽ giúp các bạn kiểm tra và tắt bật các chương trình khởi động cùng Windows:

Bước 1: Các bạn mở Task manager bằng tổ hợp phím Shift + Alt + ESC.

Bước 2: Chọn Tab Start Up. Tại đây có danh sách các chương trình chạy cùng hệ thống. Bạn kiểm tra trạng thái của chương trình. Enable là chương trình đang được khởi động cùng hệ thống, Disabled là chương trình không khởi động cùng hệ thống.

Bước 3: Đối với các chương trình bạn không muốn khởi động cùng Windows, bạn kích chuột phải và chọn Disable để tắt.

Kết quả:

Cách 4: Xoá các chương trình không sử dụng

Các chương trình không sử dụng cũng là một nguồn tiêu thụ tài nguyên khá lớn. Do một chương trình chạy được phải cần rất nhiều tác vụ và có cả những tác vụ chạy ngầm làm cho PC tốn tài nguyên và làm chậm quá trình xử lý. Ngoài ra các chương trình này cũng có thể tốn dung lượng lưu trữ trên ổ. Do đó các chương trình không được sử dụng chúng ta nên xóa bỏ và cài lại khi cần thiết.

Bước 1: Để xóa các chương trình này chúng ta vào Control Panel > Programs > Uninstall a Program

Bước 2: Chọn chuột phải vào chương trình cần xóa > Chọn Uninstall

Cách 5: Nâng cấp RAM, CPU, Ổ Cứng, Pin.

Nếu các cách trên không còn hiệu quả thì chứng tỏ phần cứng đã không còn phù hợp, không thể đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng và chương trình mới. Hơn nữa các thiết bị như Ổ cứng HDD và SDD, Pin sau một thời gian sử dụng sẽ bị xuống cấp và hư hỏng. Vì vậy việc thay thế và nâng cấp là cần thiết với nhu cầu sử dụng càng ngày càng tăng.

  • Các thiết bị như RAM và CPU sau một thời gian sẽ bị lỗi thời và không còn đáp ứng được với nhu cầu sử dụng. Các thiết bị RAM và CPU đời sau khá mạnh và có thể đảm bảo được nhu cầu sử dụng của chúng ta trong vòng 3-5 năm. Ví dụ như khoảng 10 năm trước thì ram 4Gb có thể là đủ cho nhu cầu sử dụng nhưng hiện giờ RAM khoảng 8Gb là hợp lý và giúp cải thiện trải nghiệm của chúng ta trên máy tính. CPU cũng được các nhà cung cấp cải tiến và nâng cấp thường xuyên. Số lõi và luồng của CPU càng ngày càng cao phù hợp với nhiều tác vụ và tốc độ phát triển công nghệ hiện đại. Một số lĩnh vực sẽ cần các loại CPU GPU đặc thù như AI hay Big Data…

  • Ổ cứng là thiết bị lưu trữ các dữ liệu máy tính. Sau một thời gian sử dụng thì ổ cứng sẽ xuống cấp. Ví dụ tốc độ đọc ghi của ổ HDD sẽ bị chậm, khi chạy các chương trình hay khởi động máy sẽ mất thời gian hơn so với khi mới mua máy. Việc này có thể kiểm tra bằng các phần mềm kiểm tra ổ đĩa như CrystalDiskMark, Hard Disk Sentinel (HDSentinel),… Hiện giờ các ổ SSD đang được ưa chuộng trên các máy cá nhân. Thường chúng ta sẽ sử dụng các ổ SSD để chạy win và lưu trữ dữ liệu trên ổ HDD. Ưu và nhược điểm khi sử dụng ổ HDD và SSD mình sẽ trình bày trong một bài viết khác. Tóm lại việc thay thế và nâng cấp ổ cứng thường xuyên là cần thiết nhằm mục đích nâng cao dung lượng lưu trữ cho máy tính và tăng tốc độ đọc/ghi cho các chương trình

  • Pin và sạc hay trong máy case là PSU cũng là một phần rất quan trong nhưng mình thấy thường mọi người bỏ qua hoặc không để ý tới. Pin là nơi cung cấp và lưu trữ nguồn cho PC. Khi nguồn điện không được cung cấp đầy đủ thì CPU và RAM cũng như các thành phần khác trong PC sẽ không hoạt động được hết công suất. Do vậy việc đảm bảo nguồn ổn định là vô cùng quan trọng. Mọt cũng đã từng gặp các trường hợp khi Sạc LAPTOP hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của các LAPTOP cá nhân khá lớn. Hình ảnh sẽ bị giật và thao tác khó khăn không được mượt mà. Sau khi thay sạc hoặc pin thì lỗi biến mất. Ví dụ sát nhất mà các bạn có thể cảm nhận đó là khi cắm sạc và khi chạy bằng pin laptop, Cảm giác là khi cắm sạc trải nghiệm sẽ tốt hơn nhiều so với khi sử dụng pin.

Nguồn: motpc.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x